HOTLINE

093 111 9635

TIN TỨC

Bộ nút số Zigzag – Koba cho bida 3 băng

Bộ nút số Zigzag hay còn gọi là Koba (gọi vui là Cô Ba) là bộ nút số được sử dụng trong bộ môn bida 3 băng dùng để xử lý những đường bi mà các bộ số khác không mang lại kết quả như ý. Cọp Cơ xin được phép tổng hợp và hướng dẫn đến bạn cụ thể bộ nút số này.

Bộ nút số Zigzag có những tiêu chuẩn gì

Tiêu chuẩn của bộ nút số Zigzag chính là bi chủ đánh làm sao mà cho mạnh để nó di chuyển thật nhanh, và muốn như vậy thì bàn bida và cơ bida phải chuẩn

Cách sử dụng bộ nút số Zigzag

Chúng ta sẽ đo khoảng cách giữa bi chủ và bi carde bằng 1 đường thẳng đi qua mép trong của 2 bi. Đường thẳng này sẽ cắt băng dài (gần phía bi chủ) tại một điểm, đồng thời chúng ta cũng kẻ một đường thẳng đi qua mép trong bi carde song song với băng ngắn, nó cũng cắt băng dài tại điểm thứ 2. Khoảng cách giữa 2 điểm này tính theo nút sẽ tương ứng với giá trị chúng ta lấy ra tính toán trong dãy số màu xanh dương. Thế bi chuẩn là khoảng cách này bằng 2 nút (diamond) (0 áp phê). (xem lại Hướng dẫn bida 3c cơ bản)

Tiếp theo chúng ta đo khoảng cách giữa bi carde và bi mục tiêu 2, mỗi nút tương ứng với 1 áp phê (màu đỏ trên hình).

Nếu góc tạo bởi bi chủ và bi carde quá lớn thì chúng ta phải xem xét việc tách khoảng cách giữa 2 bi này thành 2 phần như trong hệ thống Ball Passes (thêm khoảng cách nằm trên băng ngắn). Vậy câu hỏi cho chúng ta là khi nào chúng ta sẽ tính thêm khoảng cách trên băng ngắn? Đó là lúc góc tạo bởi 2 bi này vượt quá 30độ.

Sau đây là trường hợp góc tạo bởi bi chủ và bi carde lớn hơn 30 độ.

Có một số người nhờ kinh nghiệm hoặc khả năng tưởng tượng tốt (trong đó chắc có mình), mới nhìn vô thế bi đã biết được góc tạo bởi 2 bi sẽ là bao nhiêu độ. Tuy nhiên chúng ta có 1 thủ thuật khác đó là khi khoảng cách giữa bi chủ và bi carde trên băng dài lớn hơn 2 nút thì góc tạo bởi cũng lớn hơn 30 độ. Theo mình cái này cũng chỉ là tương đối, quan trọng là bạn luyện tập thì sẽ tự ước lượng được góc tạo bởi 2 bi là bao nhiêu.

Khi 3 bi nằm gần băng ngắn, đầu tiên chúng ta phải đo khe hở giữa bi mục tiêu 2 với băng ngắn, từ đó chúng ta sẽ thay đổi lực tay lại một chút cho phù hợp, bi chủ chạy chậm lại chút, tay nới lỏng ra gần giống với hệ thống Ball Passes. Suy cho cùng 1 cú đánh Zig-Zag với lực tay vừa đủ lực sẽ giống với hệ thống Ball Passes.

Tóm lại công thức sẽ như sau:

Áp phê = Khoảng cách bi chủ và bi carde + khoảng cách bi chủ và bi carde trên băng dài (nếu góc giữa 2 bi lớn hơn 30 độ) + khoảng cách áp phê giữa bi carde và bi mục tiêu 2 + giảm tốc độ bi chủ khi 3 bi gần băng ngắn

Như thường lệ, chúng ta phải luyện tập kĩ để làm quen với những tình huống áp dụng, thay đổi lực đánh và tốc độ của cú đánh, tốc độ bi chủ để phù hợp với cơ địa mỗi người. Và nếu muốn có được một bộ cơ bida 3c xịn hãy gọi ngay cho Cọp Cơ nhé.

Nguồn bida8

Cọp Cơ Billiard

Cọp Cơ Billiard

Shop Cơ Bida - Phụ Kiện
Bàn Bida - Setup CLB toàn quốc

Giải đấu

Thế giới
Việt Nam
No posts found

Cơ thủ

Thế giới
Việt nam
No posts found

bài viết liên quan

Srong-heavy -6
huong-dai-dieu-bi
su-dung-luc-danh-bi
thế đánh 1 băng gom bi
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x